Chắn Sân Đình – Chắn Vạn Văn và cách chơi Chắn chi tiết nhất

Chắn Vạn Văn hay Chắn Sân Đình là các game đánh Chắn online rất được yêu thích hiện nay. Trò chơi này có cách đánh tương đối thú vị và độc đáo. Tuy nhiên do sử dụng bộ bài Tổ tôm lại có nhiều quân bài nên việc học chơi Chắn không hề đơn giản.

Nếu bạn là người mới đang muốn tìm hiểu về game đánh bài online này, bài viết dưới đây của W88club giúp bạn tìm hiểu cụ thể về Chắn Vạn Văn Sân Đình online cùng với đó là cách chơi chi tiết từ A đến Z.

Chắn Sân Đình là gì?

Chắn Sân Đình là một trong các game đánh Chắn online phổ biến nhất hiện nay. Trò chơi này dựa trên cách chơi Chắn truyền thống giúp người yêu thích bộ môn này có thể chơi nhanh chóng trên máy tính hay ứng dụng điện thoại. Cách chơi của game không hề khác biệt so với ngoài đời. Cùng với đó là cộng đồng người chơi đông đảo. Đây chính là sự kết hợp hoàn hảo tinh túy của trò chơi dân gian nổi tiếng với yếu tố hiện đại trong thời công nghệ 4.0.

Link đăng ký nhận 90.000 VND miễn phí

Link 1   –  Link 2   –  Link 3

chắn sân đình là gì

Chắn Sân Đình được lấy cảm hứng từ sân đình. Đây là nơi các cụ cao niên ngày xưa thường tổ chức chơi Tổ tôm hay đánh Chắn cạ với nhau. Giao diện trò chơi được đánh giá là đẹp mắt với nhiều sự kiện cho người chơi được tổ chức hàng tuần, hàng tháng như Khoa Cử, Bảng Vàng, Lèo Tôm,…

Bên cạnh đó, trò chơi còn có đầy đủ các Cước Xướng đặc sắc như Cá Lội Sân Đình, Hoa Rơi Cửa Phật hay Ngư Ông Bắt Cá. Điều này tạo nên sức hút của game đối với các Chắn thủ trên mọi miền đất nước khi chơi đánh bài online.

Chắn Vạn Văn là gì?

Giống như Chắn Sân Đình, Chắn Vạn Văn là trò chơi đánh Chắn online nổi tiếng trong cộng đồng Chắn thủ ở Việt Nam. Đây được coi là một trong các game chơi Chắn dân gian xuất hiện đầu tiên trên nền tảng di động. Cái tên Vạn Văn xuất phát từ tên gọi của hai quân bài quan trọng trong bộ bài đó chính là hàng Vạn và hàng Văn.

Với mong muốn kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc với một trong các trò chơi đánh bài độc đáo, Chắn Vạn Văn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các người chơi muốn giao lưu, học hỏi cách đánh Chắn. Đồng thời tái hiện một cách hoàn hảo không khí chơi bài ở các sân đình ngày xưa.

chắn vạn văn là gì

Giống như đa số các game bài Chắn online khác, Chắn Vạn Văn là trò chơi đánh bài có nguồn gốc từ Tổ tôm, một trò chơi đánh bài truyền thống ở miền Bắc. Nó được rất nhiều bậc quan lại, chức sắc hay cao niên trong làng chơi từ xưa. Sau đó từ bộ bài Tổ tôm được cải tiến thành trò chơi đánh Chắn với cách chơi đơn giản và phù hợp hơn với người Việt.

Chắn Vạn Văn online có giao diện đồ họa đậm chất dân gian mang lại cảm giác chân thực như khi chơi đánh bài ở ngoài đời thực. Người chơi có thể nhanh chóng chơi trên máy tính hay tải về điện thoại để chơi mọi lúc, mọi nơi. Cùng với đó là nhiều giải đấu, sự kiện dành cho người chơi được tổ chức. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho các người chơi muốn thể hiện khả năng đánh bài “Bát Sách Chi Chi” đẳng cấp.

Hướng dẫn cách chơi đánh Chắn Vạn Văn Online

Chắn là một trong các game bài khá thú vị xuyên suốt chiều dài văn hóa của dân tộc. Từ thời ông cha cho tới ngày nay có rất nhiều người yêu thích đánh Chắn. Giờ đây với các game đánh bài như Chắn Vạn Văn online càng khiến cho việc chơi bài thuận tiện hơn.

Tuy nhiên cách chơi Chắn lại không hề đơn giản. Bởi nó có nhiều quân bài và cước ù khác nhau. Do đó đầu tiên bạn phải nắm được luật chơi và cách chơi của trò chơi này. Dưới đây W88 Life giới thiệu chi tiết cách chơi đối với trò chơi Chắn Vạn Văn hay Sân Đình nổi tiếng.

1/ Điều luật chơi Chắn Vạn Văn online cơ bản

Muốn chơi bất kỳ game bài online nào, trước hết bạn phải hiểu luật chơi của game đó. Chơi Chắn không phải là ngoại lệ. Trò chơi này có các luật chơi riêng đòi hỏi các người chơi phải tuân thủ nghiêm ngặt khi chơi. Vậy cụ thể game bài này có luật chơi cơ bản như thế nào?

– Bộ bài sử dụng trong trò chơi đánh bài này được lấy từ bộ bài Tổ tôm. Tuy nhiên được bỏ đi 20 cây là Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách và Thang Thang. Do đó bộ bài chỉ còn tổng cộng 100 quân bài. Bộ bài chơi Chắn khác biệt với đa số các game bài thường sử dụng bộ bài Tây 52 lá khác như Liêng online hay Sâm Lốc online.

– Một ván chơi đánh Chắn Vạn Văn online thường có tối thiểu là 2 người chơi và tối đa là 4 người cùng chơi với nhau.

– Trước khi bắt đầu ván chơi, hệ thống chia bài cho các người chơi. Từng người chơi nhận được 19 quân bài từ bộ bài. Số quân bài thừa còn lại được bỏ vào trung tâm của bàn chơi được gọi là Nọc dùng cho việc bốc bài.

– Người chơi nào thắng ở ván trước hoặc chủ bàn được đánh trước. Sau đó, lượt chơi theo vòng ngược với chiều kim đồng hồ.

– Đến lượt của người chơi nào, người chơi đó bốc một lá bài ở Nọc. Có thể ăn lá bài đó và đánh ra một lá bài khác. Hoặc ăn lá bài đánh ra của người chơi khác nếu tạo thành Chắn hoặc Cạ giống như đánh Phỏm Tá Lả trong bài Tây. Khi ăn xong thì úp bộ bài vừa ăn xuống. Đồng thời đánh ra một quân bài trong bộ bài cho người ở cửa dưới.

– Trò chơi kết thúc khi có một người Ù bài với nhiều kiểu Xướng Ù khác nhau. Ù hay tròn bài tức là bài chỉ toàn quân bài tạo thành các Chắn hoặc Cạ chứ không có các lá bài lẻ. Sau khi Ù bài, hệ thống tiến hành tính điểm cho các người chơi theo các Cước Xướng khi Ù bài khác nhau.

luật chơi chắn vạn văn online

Luật chơi Chắn online không khác biệt so với truyền thống.

2/ Thuật ngữ Chắn Vạn Văn Sân Đình thường gặp

Khi chơi Chắn online, có khá nhiều thuật ngữ riêng được dùng trong trò chơi mà bạn cần nắm được. Trong đó có nhiều từ mà bạn không thể gặp trong bất kỳ game đánh bài nào. Điều này tạo nên tính độc đáo và riêng biệt của trò chơi.

Chắn: Hai quân bài (một đôi) giống hệt nhau về cả số và chất. Ví dụ như 2 quân Tứ Văn hay Nhị Sách.

Cạ: Hai quân bài (một đôi) giống nhau về số nhưng khác nhau về chất của quân bài. Ví dụ như 2 quân bài Tứ Vạn và Tứ Sách hoặc Nhị Văn và Nhị Vạn.

Ba đầu (Què một chân): Bộ ba quân bài giống nhau về số nhưng khác chất của quân bài. Ví dụ như Ba đầu Lục gồm các quân bài Lục Vạn, Lục Văn, Lục Sách.

Què: Các quân bài lẻ không thể tạo thành Chắn, Cạ hay Ba đầu trong bộ bài được gọi là quân Què. Các quân bài này thường được xếp ngoài cùng.

Nọc: Các lá bài còn lại sau khi chia xong được đặt ở trung tâm bàn chơi cho người chơi bốc bài. Các lá bài của bộ Nọc được úp xuống. Đồng thời nguyên tắc bốc Nọc khi chơi Chắn là rút từ bên dưới lên.

– Ăn: Khi quân bài trên tay của bạn kết hợp với quân bài dưới chiếu người chơi trước đánh ra tạo thành Chắn hoặc Cạ thì được gọi là ăn. Sau khi ăn quân, bạn để quân bài vừa ăn trước mặt. Sau đó đặt quân bài trên tay đè lên quân bài vừa ăn được.

Chì: Người chơi được hưởng quyền ưu tiên bốc bài. Đồng thời được quyết định ăn hoặc nhường cho cửa dưới.

Chiếu (hoặc Chíu): Trong trường hợp bộ bài trên tay của bạn đang có 3 quân bài giống nhau. Sau đó dưới chiếu có một quân bài giống với 3 quân bài mà bạn đang có. Lúc này bạn có quyền ăn quân bài đó dù do bất kỳ người chơi nào trong bàn đánh ra hoặc bốc được. Chiếu được tính bằng 2 Chắn.

Ví dụ bạn có 3 quân bài Lục Sách, bạn có quyền ăn một quân Lục Sách khác được bốc hoặc đánh bởi một người chơi khác trong bàn.

Trả cửa: Sau khi bạn Chiếu đồng thời ăn một quân bài giống với 3 quân bài trên tay của bạn. Lúc này, bạn phải đánh ra một quân bài khác để thay thế cho quân bài vừa mới ăn được do Chiếu. Đây được gọi là Trả cửa để vòng đánh bài được thực hiện tiếp tục như bình thường.

Ù: Khi người chơi có 19 lá bài tạo thành Chắn hoặc Cạ. Sau đó bốc hoặc ăn được một quân bài tạo thành 10 cặp (Chắn hoặc Cạ) để tròn bài thì được gọi là Ù. Tuy nhiên, bộ bài của người chơi khi báo Ù phải có ít nhất 6 Chắn trở lên. Khi một người chơi Ù bài thì người chơi đó thắng luôn ván bài.

Ù Bạch Thủ: Đây là từ dùng để chỉ người chơi Ù khi trên tay có 4 Cạ, 5 Chắn. Đồng thời có một quân bài què chờ tạo thành Chắn để Ù.

Ù Đè: Trường hợp 2 người chơi cùng chờ một quân để Ù được gọi là Ù đè. Quyền ưu tiên Ù được dành cho người chơi ngồi gần vị trí cửa bài được bốc lên nhất theo vòng đánh bài. Hay nói cách khác là ưu tiên người hạ trước.

Ù Rộng: Khi người chơi đang có 3 Cạ và ít nhất 6 Chắn trên tay. Cùng với đó là một quân bài què đang chờ tạo thành Cạ thì bốc hoặc ăn được quân thành Cạ để Ù thì gọi là Ù Rộng.

3/ Bộ bài Chắn Vạn Văn có những gì?

Bộ bài dùng để đánh Chắn hoàn toàn khác biệt so với bài Tây. Bởi nó không sử dụng bộ bài Tú lơ khơ 52 lá như bài Tấn online hay các game bài phổ biến khác mà là bộ bài riêng. Do đó khi học cách đánh Chắn giỏi thì đầu tiên bạn phải hiểu được bộ bài và các quân bài sử dụng trong Chắn Vạn Văn.

Chắn online giống như chơi kiểu truyền thống đều sử dụng bộ bài giống bộ bài Tổ tôm hay Tam Cúc. Bộ bài này gồm có 100 quân bài được lấy từ bộ bài Tổ tôm. Như vậy, so với bài đánh Tổ tôm thì bỏ đi 20 quân bài bao gồm các quân Nhất Sách, Nhất Vạn, Nhất Văn và Thang Thang.

Trong số 100 quân bài được sử dụng thì có 4 quân “Chi Chi” còn lại là 96 quân bài thường. Các quân bài thường này bao gồm phần số, phần chất và hình ảnh được in trên lá bài. Hình ảnh có thể là chiếc thuyền, con cá, ngôi chùa, hoa đào hay con người giúp cho người chơi nhận diện các lá bài nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi chơi bài, người chơi chỉ cần quan tâm tới phần số và chất của các lá bài.

  • Phần Chất (còn gọi là Hàng) của quân bài bao gồm 3 chất đó là Vạn, Văn, Sách.
  • Phần Số theo số thứ tự đếm trong văn hóa Trung Hoa (bỏ đi các quân bài Nhất) còn Nhị (Hai), Tam (Ba), Tứ (Bốn), Ngũ (Năm), Lục (Sáu), Thất (Bảy), Bát (Tám), Cửu (Chín).

Phần Số và Chất kết hợp với nhau tạo thành các quân bài ví dụ như Lục Sách, Nhị Văn hay Tam Vạn. Từng quân bài cùng chất và cùng số lại có 4 quân bài giống nhau. Do đó, một tổ hợp bài của Vạn, Sách, Văn gồm có 32 quân bài (8 số x 4 quân).

bộ bài chơi chắn online

Các quân bài trong bộ bài Chắn gồm Vạn, Sách, Văn và Chi Chi.

Tổng quân bài của toàn bộ các chất Vạn, Sách và Văn là 96 quân bài. Trong đó có 20 quân bài đỏ gồm 4 quân Bát Vạn, 4 quân Bát Sách, 4 quân Cửu Vạn, 4 quân Cửu Sách và 4 quân Chi Chi. Còn lại 80 quân bài trong bộ bài gọi là quân đen.

4/ Những lỗi tuyệt đối cấm kị trong Chắn Vạn Văn online

Khi học đánh Chắn, bên cạnh việc nắm được các quân bài hay cách chơi đánh bài online ăn tiền thật. Một lưu ý quan trọng khác chính là bạn không được để xảy ra lỗi khi chơi bài. Bởi nếu phạm luật hay bị tính lỗi khi chơi Chắn Sân Đình hay Vạn Văn, bạn có thể bị thua và đền rất nặng. Dưới đây là một số lỗi tuyệt đối bạn nên tránh trong lúc đánh bài.

+ Các lỗi thường gặp khi chơi Chắn

Ăn treo tranh: Trong bài có một quân què và một Chắn cùng hàng. Người chơi lấy quân què để ăn cặp cạ với quân có Chắn đó. Ví dụ bạn có một quân bài Tứ Văn và một Chắn Tứ Vạn. Bạn ăn quân Tứ Vạn nhưng lại hạ quân Tứ Văn xuống để thành Cạ trong khi phải hạ Chắn Tứ Vạn mới đúng.

Ăn trái vỉ: Khi người chơi ăn được một cạ thì quân bài ăn được phải đặt xuống dưới. Các lá bài trên tay phải đặt chồng lên trên lá bài đó. Nếu làm ngược lại thì được coi là ăn trái vỉ. Ví dụ như bạn có một lá Lục Vạn và ăn một lá Lục Sách thì phải đặt quân Lục Vạn chồng lên Lục Sách. Ngược lại thì bị bắt Trái Vỉ.

Ăn chọn cạ: Tức là lấy một quân trong Cạ đang có hoặc trong Ba đầu để ăn một quân bài khác tạo thành Cạ. Ví dụ như bạn đang có Cạ Cửu Vạn, Cửu Văn lại lấy Cửu Vạn ăn Cửu Văn hoặc Cửu Sách.

Chiếu được nhưng lại ăn thường: Trên tay của người chơi có 3 quân bài giống nhau đang chờ để Chiếu. Khi Chiếu xong thì phải hạ cả 4 quân bài xuống. Không được hạ một quân bài tạo thành Chắn. Ví dụ bạn có 3 quân Tứ Vạn, ăn hoặc bốc được một quân Tứ Vạn. Đúng ra thì phải hạ 4 quân thì chỉ hạ một quân Tứ Vạn xuống để ăn Chắn thường.

Bỏ Chắn ăn Cạ: Người chơi lấy một quân bài mà trước đó bỏ ăn Chắn để ăn Cạ. Ví dụ, người chơi có một quân bài Lục Sách, nhà trên đánh cho quân Lục Sách tạo thành Chắn nhưng không ăn. Sau đó bốc được quân Lục Vạn thì lại ăn thành Cạ.

Bỏ Chắn ăn Chắn: Người chơi trước đó bỏ không ăn một Chắn nhưng sau đó lại đòi ăn Chắn đó. Ví dụ người chơi đang có quân Thất Văn, nhà trên đánh cho quân Thất Văn không ăn để tạo Chắn. Nhưng sau đó bốc được quân Thất Văn lại ăn thành Chắn Thất Văn.

Bỏ Chắn đánh Chắn: Người chơi bỏ không ăn một quân nhưng sau lại đánh đi quân bài đó. Ví dụ người chơi có quân Bát Sách, người chơi khác đánh cho quân Bát Sách không ăn thành Chắn. Nhưng sau đó lại đánh đi đúng quân Bát Sách.

Bỏ Cạ ăn Cạ: Khi một người chơi lấy một quân bài mà trước đó bỏ ăn Cạ để ăn Cạ khác khi chơi Chắn Vạn Văn. Ví dụ như người chơi có quân Cửu Vạn, người chơi khác đánh cho quân Cửu Sách không ăn. Nhưng sau bốc được quân Cửu Sách hoặc Cửu Văn thì lại ăn thành Cạ.

Đánh Cạ ăn Cạ: Một người chơi đánh cả một Cạ gồm 2 quân bài cùng số đi thì không được ăn thêm một quân bài cùng Cạ nào khác. Ví dụ đánh đi cả hai quân Lục Vạn, Lục Sách, sau đó lại ăn cạ Lục Vạn, Lục Văn.

Có Chắn Cấu Cạ: Người chơi không được lấy một quân bài trong Chắn đang có để ăn Cạ. Ví dụ đang có Chắn Tam Vạn thì không được lấy quân Tam Vạn ăn quân Tam Văn hay Tam Sách để thành Cạ.

Ăn Cạ chuyển chờ: Tức là trường hợp ăn Cạ khi đang chờ Ù. Ví dụ đang có 4 Cạ, 5 Chắn và một quân què là quân Cửu Vạn. Không được lấy Cửu Vạn để ăn Cửu Văn hoặc Cửu Sách thành Cạ.

Đánh quân đi sau lại ăn Cạ cùng hàng: Người chơi đánh đi một quân bài thì sau đó không được dùng quân bài cùng hàng để ăn Cạ. Trường hợp này có hai kiểu là xé Cạ ăn Cạ và xé Chắn ăn Cạ. Ví dụ như đang có Cạ Cửu Vạn, Cửu Văn nhưng sau đó lại đánh Cửu Văn rồi lấy Cửu Văn ăn Cửu Sách tạo thành Cạ mới (Xé Cạ ăn Cạ). Hoặc người chơi đang có Chắn Cửu Sách, sau đó lại đánh đi quân Cửu Sách rồi lại lấy Cửu Sách ăn Cửu Vạn (Xé Chắn ăn Cạ).

Đánh đi một quân sau lại ăn quân đó: Lỗi này bao gồm một số kiểu như ăn một quân sau lại đánh đi đúng quân đó. Hoặc ăn Cạ rồi lại Chíu, Ăn quân cùng hàng và Đánh đôi Chắn đi. Hay ăn Cạ sau đó đánh đi quân cùng hàng hoặc Đánh Cạ sau khi ăn Cạ đều không được.

Ù phá bài: Hạ bài báo Ù tuy nhiên bài chưa đủ điều kiện để được tính là Ù.

Bỏ Ù: Khi bốc bài hoặc người khác đánh cho được quân bài để Ù nhưng không Ù mà đánh tiếp thì không được Ù tiếp.

Xướng sai: Xướng không đúng hoặc xướng dư với các Cước đang có trong bộ bài.

+ Phạt khi phạm luật chơi Chắn 

Tùy theo lỗi mà người chơi phạm phải khi chơi Chắn Vạn Văn mà hình phạt có thể khác nhau. Dưới đây chính là cách tính phạt khi phạm luật trong lúc đang chơi.

  • Treo tranh trái vỉ nghỉ ăn tiền tức là với các lỗi ăn Treo tranh, Ăn trái vỉ hoặc Chiếu được nhưng lại ăn thường khi Ù không được tính tiền.
  • Phạt nặng phải đền làng khi Ăn Cạ chuyển chờ, Ăn chọn Cạ hoặc Có Chắn cấu Cạ. Khi Ù bị phạt 8 đỏ 2 lèo.
  • Bị phạt ngồi im không được đánh hay ăn bài tiếp, chờ người Ù rồi thay làng trả tiền bao gồm Đánh Cạ ăn Cạ, Bỏ Chắn đánh Chắn, Bỏ Cạ ăn Cạ, Bỏ Chắn ăn Cạ, Bỏ Chắn ăn Chắn, Đánh một quân rồi lại ăn đúng quân đó hay Đánh rồi lại ăn Cạ cùng hàng.
  • Khi Xướng sai phải đền số tiền tương ứng với Cước xướng.

5/ Cách tính cước sắc khi thắng

Khi Ù, nếu bài Ù của người chơi có các điểm đặc biệt thì được tính thêm tiền. Điểm đặc biệt đó được người chơi Chắn Vạn Văn online gọi là Cước. Do đó khi dạy chơi Chắn, người ta thường dạy cả cách tính cước sắc. Đi cùng với đó là cách Xướng (cách đọc tên các Cước trong bài Ù đang có). Dưới đây W88 giới thiệu một số Cước chính khi học chơi Chắn.

Xuông: Ù xuông là kiểu Ù bình thường không có gì đặc biệt và không được tính Cước.

Thông: Ván trước Ù hoặc ván trước treo tranh, ván sau Ù tiếp thì được tính là Ù thông.

Chì: Ù quân ở cửa Chì tức là do tự bốc. Hoặc do người khác Chíu rồi trả cửa rồi mình Chíu Ù.

Thiên Ù: Người chơi nào cầm cái được chia 20 quân. Chia xong lên bài Ù luôn vì tròn bài thì được tính Thiên Ù.

Địa Ù: Ù khi chưa qua cửa Chì tức là Ù quân bài bốc trong Nọc đầu tiên. Hoặc khi lên bài chưa chờ Ù nhưng khi chưa tới lượt, người chơi lại Chíu được một phát để chờ Ù. Sau đó Ù khi chưa qua cửa Chì thì được tính là Địa Ù.

Phá Thiên: Người chơi khi lên bài xong không có Chắn nào. Nhưng sau đó lại Ù được gọi là Phá Thiên.

Thiên Khai: Nếu bộ bài trên tay của người chơi có 4 quân bài giống nhau thì gọi là có Thiên Khai. Một người khi Ù có thể có tối đa 5 Thiên Khai (5 bộ với 4 lá bài giống nhau).

Chíu: Nếu trong một ván bài, người chơi Chiếu 2 lần thì khi Ù được hô 2 Chíu.

Chíu Ù: Khi vừa Chíu xong mà Ù luôn vì tròn bài thì được tính là Chíu Ù.

Thập Thành: Người chơi khi Ù trong bài có đủ 10 Chắn.

Tám Đỏ: Bài Ù của người chơi có đủ 8 quân bài Đỏ (Bát Vạn, Cửu Vạn, Bát Sách, Cửu Sách hoặc Chi Chi).

Bạch Định: Bài khi Ù toàn các quân Đen, không có quân Đỏ nào.

Bạch Thủ: Ù tròn với 6 Chắn, 4 Cạ, không có Ba đầu.

Bạch Thủ Chi: Ù tròn với 6 Chắn, 4 Cạ, không có Ba đầu. Tuy nhiên quân đợi để Ù là quân Chi Chi.

Ăn Bòn, Ăn 2 Bòn: Khi người chơi đang có Chắn, tách một quân ra để ăn Chắn. Sau đó lại lấy quân còn lại để ăn Chắn tiếp gọi là ăn bòn. Trường hợp trong ván đấu ăn bòn hai lần thì hô 2 Bòn.

Ù Bòn: Khi bốc được một quân bài mà người chơi có thể ăn bòn. Tuy nhiên lại tròn bài và Ù luôn gọi là Ù Bòn.

Tôm: Trong bài Ù có cả Tam Sách, Tam Vạn, Thất Văn gọi là có Tôm.

Lèo: Trong bài Ù người chơi cả Bát Sách, Cửu Vạn và Chi Chi thì gọi là có Lèo. Một bộ bài Ù có thể có tối đa 4 Lèo.

Kính Tứ Chi: Người chơi có bài Ù với đúng 4 quân Chi Chi là quân đỏ.

Đồng Tử Hái Hoa: Bài dưới chiếu có Bát Văn (hình trẻ con), chì Bạch Thủ Nhị Vạn (có hình hoa đào).

Hoa Rơi Cửa Phật: Bài dưới chiếu có một hoặc nhiều quân bài Ngũ Vạn (có hình ngôi chùa), chì Bạch Thủ Nhị Vạn (có hình hoa đào).

Cá Nhảy Đầu Thuyền: Bài Ù của người chơi dưới chiếu có quân Ngũ Sách (có hình con thuyền), chì Bạch Thủ Bát Vạn (có hình con cá).

Cá Lội Sân Đình: Bài dưới chiếu có một hoặc nhiều quân bài Ngũ Vạn (có hình ngôi chùa), chì Bạch Thủ Bát Bát Vạn (có hình con cá).

Ngư Ông Bắt Cá: Khi Ù bài, bộ bài của người chơi có Chắn Chi Chi (có hình ngư ông) và Chắn Ngũ Sách (có hình chiếc thuyền), chì Bạch Thủ Bát Vạn (có hình con cá).

Nhà Lầu Xe Hơi Hoa Rơi Cửa Phật: Người chơi có Chắn Ngũ Vạn (có hình nhà lầu), Chắn Tứ Vạn (có hình chiếc xe)  ngay khi chia bài, chì Bạch Thủ Nhị Vạn (có hình hoa đào).

các cước ù khi chơi chắn vạn văn

Bài Chắn có nhiều loại Cước Ù khác nhau khi người chơi Xướng Ù.

6/ Cách tính điểm Ù trong Chắn online

Bên cạnh cách tính bài Chắn, một trong các điều quan trọng khi chơi bài Chắn Vạn Văn đó chính là bạn phải biết cách tính điểm Ù sau khi Xướng. Tùy theo từng Cước khi Ù bài khác nhau, khi người chơi Xướng đúng được nhận tương ứng với số Điểm và số Dịch cụ thể. Dưới đây là bảng tính Điểm và Dịch cho từng Cước sắc ở trên.

cách tính điểm chắn vạn văn

Cách tính điểm và dịch với từng cước sắc khi chơi Chắn Vạn Văn.

Như vậy Điểm và Dịch chính là đơn vị tính khi chơi Chắn. Dựa vào các Cước Xướng cụ thể từ đó tính ra số điểm tổng. Sau đó nhân tổng này với số tiền cho từng điểm là ra số tiền mà người thắng nhận được từ từng người thua trong bàn. Tổng điểm trong Chắn online được tính cụ thể như sau.

  • Nếu chỉ Xướng 1 Cước thì tổng điểm chính là điểm của Cước đó luôn. Ví dụ người chơi khi Ù có Cước Bạch Định thì được tính là 7 điểm.
  • Nếu bài có nhiều Cước được Xướng đúng thì Điểm tổng = Điểm của Cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các Cước còn lại. Một Dịch tương ứng với một Điểm. Ví dụ người chơi được Cước Thiên Ù lại có 3 Tôm và có Lèo. Lèo chính là Cước lớn nhất thì Tổng điểm = Lèo (5 Điểm) + Thiên Ù (1 Dịch) + 3 x Tôm (1 Dịch) = 9 Điểm.
  • Nếu chơi gà thì tổng điểm được cộng thêm với số gà nhân với số điểm cho một gà (thường là 5 điểm). Ví dụ Kính Tứ Chi, Tám Đỏ, Tám Đỏ Lèo hoặc Thập Thành được tính là 1 gà.

Kinh nghiệm đánh Chắn giỏi dành cho người mới

kinh nghiệm đánh chắn vạn văn

Khi chơi Chắn online, bạn phải có chiến thuật xếp bài và đánh bài hợp lý.

Với các thông tin được W88 cung cấp ở trên, bạn có thể học cách chơi Chắn. Tuy nhiên cách chơi Chắn giỏi thì còn phải phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng đánh bài của bạn. Dưới đây, W88 giới thiệu cho bạn một số thủ thuật quan trọng khi chơi Chắn Vạn Văn online.

– Phải nắm được luật chơi và cách chơi chi tiết. Trong đó bao gồm việc nhớ các quân bài, các luật cấm khi đánh bài. Cùng với cách xướng cước, cách tính điểm khi ván bài kết thúc. Bởi Chắn là một trong các game đánh bài không đơn giản như các game đánh bài Tây khác như bài Cách Tê 6 lá.

– Một mẹo đánh Chắn thường được các cao thủ áp dụng đó chính là gò bài. Cách chơi Chắn cao này có thể giúp cho người chơi có được cơ hội ù bài lớn nhất có thể. Trong đó, ở các ván bài nếu có 3 hoặc 4 quân đỏ trên tay. Người chơi cố gắng gò bài thành 8 quân đỏ. Hoặc bài của người chơi có 3 đầu Cửu hoặc 3 Đầu Bát thì có thể áp dụng gò bài. Bởi gò bài nếu không Ù thì thôi còn Ù thì thường là Ù lớn.

– Khi chơi đánh Chắn, cách câu kéo bài rất quan trọng. Các cao thủ đánh bài lâu năm thường áp dụng thủ thuật này để câu các cây cước sắc. Khi câu bài, người chơi cần xem người ở cửa trước của mình có cách đánh thế nào. Từ đó đưa ra chiến thuật câu bài hợp lý.

– Thủ thuật đánh Chắn được nhiều người chơi lựa chọn đó chính là đì bài. Các người chơi giàu kinh nghiệm thường có câu “Nhất đì, nhì ù”. Đì tức là người chơi cửa trên đánh mà người cửa dưới không thể ăn bài được. Ví dụ khi thấy người dưới đánh đi quân bài nào thì người trên đánh ra quân bài đó.

– Nếu bài của bạn có 3 lá bài giống nhau thì không được đánh ra mà nên chờ để Chíu bài của các người chơi khác trong bài.

Kết luận

Có thể nói Chắn Vạn Văn hay Sân Đình là các game đánh Chắn online vô cùng thú vị. Trò chơi này có các luật chơi riêng độc đáo đi cùng với cách Ù hay tính Cước khác biệt so với nhiều game bài khác. Đây thực sự là game bài online không thể bỏ qua dành cho các người chơi yêu thích chiến thuật và khả năng tính toán trong từng ván bài. Hi vọng bài viết dạy đánh Chắn chi tiết của W88 trên đây giúp cho bạn biết cách chơi và học hỏi kinh nghiệm đánh Chắn hiệu quả nhất.


Thông tin thêm

Nhà cái W88 tặng ngay 90.000 VND miễn phí cho người mới vừa đăng ký W88 thành công tài khoản chơi cá cược thể thao, đánh bài, xổ số,…Thắng sẽ được rút tiền mặt về tài khoản ngân hàng

Link đăng ký nhận 90.000 VND miễn phí

Link 1   –  Link 2   –  Link 3